Chào mọi người, những người chẳng may lạc vào Wear Black and Dance và những người đã theo dõi mình từ ngày mới bắt đầu:).
Ngày xưa mỗi lần trải qua thay đổi trong cuộc sống, mình thường ngừng viết blog, hoặc bỏ blog cũ viết một blog mới. Bây giờ mình sẽ không như vậy, mọi thứ trên WBAD vẫn còn nguyên vẹn, chỉ là mình sẽ chuyển đứa con tinh thần này sang nhà mới tại https://wearblackanddance.wordpress.com.
Nếu không ngại, mọi người đi theo mình nhé. Mình sẽ rất nhớ nơi này :)
With love,
Hoàng Huệ Phương
Wear Black and Dance
Sunday, November 13, 2016
Friday, September 2, 2016
Summer Updates - ACL recovery diary (7 months post-op)
1. Nhật ký 6 tháng sau mổ
Chú Dũng bảo, nếu 6 tháng mà không thấy vấn đề gì thì quên chú đi cũng được. Nói vậy thôi, tôi sẽ vẫn phải kiếm cớ để quay lại tầng 4 của khoa phẫu thuật khớp để gặp chú, cảm ơn lần nữa và nói những chuyện vu vơ. Hôm qua ăn 100 ngày ông, chú Dương bảo "Các bác sĩ gặp bệnh nhận như cháu thì rất thích, hiểu là mình muốn gì, có rủi ro gì, nhiều người bị bệnh không tìm hiểu mà chỉ [trăm sự nhờ bác sĩ], sợ lắm".
Trộm vía chân phải (chân mổ) đã duỗi thẳng và duỗi âm gần như hoàn toàn, nhờ vào việc bị partner và anh Thành cho nhẩy 1000 lần rumba walk và các thể loại basic từ đầu. Dây chằng mới hoạt động tốt và chắc chắn, chân co duỗi trơn tru không hề kêu lục khục.
Đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu do trời không thương hay muốn thử thách mình thêm một lần nữa, để gối trái lành lăn của tôi dở chứng đúng trước hôm mổ gối phải 1 ngày. Hai mươi bảy tuổi, trẻ trung, khỏe mạnh, có những lúc hai đầu gối thay nhau hành, không hẳn là đau, nhưng âm ỉ, khó chịu. Cảm giác nhìn các bạn chạy nhẩy, tập bài, đi workshop... chỉ có thể dùng từ trống rỗng.
Dần dần tôi cũng phát hiện đầu gối khi còn yếu dị ứng với tất cả những thể loại chịu tải nặng tô từng rất yêu thích: squat, deadlift, các máy weight machine. Tôi chuyển từ tập các bài với khối lượng tải cố đinh sang các dụng cụ linh hoạt hơn như dây chun, đi bơi và kiên trì hơn với các bài tập phục hồi dùng body weight. Thỉnh thoảng khi chỉ có một mình, tôi tự lảm nhảm thành tiếng cho mình nghe: Phương sẽ làm bất kỳ điều gì để được nhẩy. Vì nhẩy múa, là niềm hạnh phúc không gì mua được.
2. Nhật ký 7 tháng sau mổ
Hơn 2 tháng sau ngày đi tập lại đầu tiên, một ngày đẹp trời chân trái của tôi dở chứng đau lại. Cảm giác hụt hẫng khi lần mò xem không biết bao nhiêu video và download cả sách chấn thương mấy trăm trang về đọc, phát hiện ra mình bị tổn thương gân bánh chè (khả năng cao). Tôi nói với partner là tôi phải nghỉ, bạn ấy nghĩ rằng chúng tôi nên nghỉ luôn vì chưa biết tương lai như thế nào.
Thanks for the two months, we're both gonna do well in the future :)
Learn to love running again :)
- Nghỉ ngơi hoàn toàn không tập DanceSport và Ballet trong khoảng một tuần
- Đến khám lại bác sĩ, nghe chú tư vấn
- Tiếp tục phục hồi chức năng theo các bài tập của sách "Beating Patellar Tendonits", không những chỉ tập khỏe các nhóm cơ to mà còn tập sức bền và sự linh hoạt của cơ trong nhưng môi trường không bằng phẳng (giữ thăng bằng trên một chân, accentric squat rất chậm)
- Quay lại gym với những mức tạ từ nhẹ đến năng.
- Quay lại tập kỹ thuật DanceSport, một chút Ballet và Đương Đại
- Tập bài nhẹ nhàng, đi diễn lấy lại niềm hứng khởi :)
- Tuần chạy bộ 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2km + tập thể lực ngoài trời
- Nói chuyện với những người có nhiều kiến thức, tạo cho mình động lực và niềm tin
- Cuối cùng, không thể không nhắc đến đó là mua sắm đồ tập đẹp đẽ và chuẩn bị cho chuyến Marathon vượt 10km trèo đèo lội suối ngày 25 tháng 9 tới cùng những người đồng hành tuyệt vời.
Chưa dám nói mình đã vượt qua được mọi thức thách cuộc sống bày ra trước mắt, nhưng cứ sống thật tốt, thật tích cực, chắc chắn bạn sẽ thu được những kết quả xứng đáng và không bao giờ hối tiếc vì đã không làm hết sức mình. Cố lên nhé các chiến binh.
Labels:
ACL,
dance,
dancer,
diary,
eventful,
injury,
inspiration,
recovery,
strengthening,
summer,
surgery
Sunday, May 1, 2016
Eventful April - Những điều còn mãi
Tháng tư thường là khoảng thời gian yêu thích trong năm của tôi - tháng chuyển mùa từ mưa gió sụt sùi sang trời xanh tươi sáng, đi kèm đó là nhiều sự kiện đặc biệt như cưới hỏi bạn bè thân, kết thúc một mùa bận, một kỳ học cũ...
Tháng tư năm nay, tôi trải qua năm điều: tổ chức thành công S Dance Tour, đám cưới cô bạn thân nhất, quay lại tập luyện, làm giám khảo tại một cuộc thi nhẩy múa sinh viên, và mất đi một người thân.
Lẽ ra phải có hàng ngàn điều để tâm sự, có lẽ đây là sẽ một trong những post ngắn nhất của tôi, đơn giản là điều gì có ý nghĩa càng sâu sắc, điều đó càng được khắc cốt khi tâm. Sau mỗi trải nghiệm quan trọng, dù sung sướng hay đau buồn, bản thân nên lấy làm mừng vì con người mình đã thêm trưởng thành và mạnh mẽ.
Tôi chỉ muốn nói rằng, tháng tư này: lần đầu tiên tôi khóc nức nở như một đứa trẻ con sau khi show diễn tại Hà Nội kết thúc, lần đầu tiên được làm Maid of Honour, chứng kết lễ thành hôn đầy ý nghĩa của tình yêu 11 năm và em bé, lần đầu tiên mất một người ruột thịt gần gũi mà tôi vô cùng kính yêu và tự hào, lần đầu tiên sau 7 tháng rưỡi được tập một mạch tiếng rưỡi mà không phải đeo băng gối, được bùng nổ với những người em đáng yêu và đam mê nhấy múa tại cuộc thi Let's Dance trường ĐH Luật Hà Nội.
Về quá trình phục hồi và gym, phải nói rằng những sự kiện dồn dập liền nhau đã lấy đi phần lớn thời gian cho việc luyện tập của tôi, nên phải thú nhận rằng việc hồi phục chưa được tốt như kế hoạch. Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, tôi đã lên kế hoạch để tâp kết hợp đạp xe, bơi lội, những bài tốt cho khớp và đi khám lại thật sớm.
Công cuộc truyền cảm hứng hãy còn dài.
Wednesday, February 3, 2016
Nhật ký phục hồi (3) - Phẫu thuật tái tạo ACL và những ngày nằm viện - ACL recovery diary Week 1
(My ACL reconstruction stories and post op progress - English translation will be updated soon in a separated post)
Xin chào, Phương đã trở về sau một kỳ nghỉ dưỡng 6 ngày. Trước sau tinh thần vẫn vui như Tết, có cái là trước thì đi lại bình thường, tự phục vụ bản thân; sau thì đi nạng lò cò một chân và làm khổ mẹ Ninh phải hầu con gái một số việc sinh hoạt đơn giản. Bị cảm động vì ngày nào cũng nhận được bao nhiêu lời động viên hỏi thăm "Cháu có ăn được gì không", "Có ngủ được giường bệnh viện không con". Trộm vía, đi viện về mặt tròn xoay vì cơm Quân Đội cho Nhân Dân ngon lành quá, chưa kể bao nhiêu quà bánh mà người nhà với các bạn tiếp viện hàng ngày. giường thì hơi cứng nhưng ngủ ngon thì tuyệt vời. Sau kỳ này tự tôi đúc kết được những đức tính sau này nhất định phải dạy con: lạc quan và dễ tính.
Trong loạt bài viết này, hành trình tập luyện phục hồi để quay lại với cuộc sống ưa hoạt động chính là phần chủ đạo. Ngoải ra, tôi cũng sẽ chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc tư nghiên cứu bệnh tình/chấn thương của bản thân - một điều rất cần cho bất kỳ ai muốn chuẩn bị tâm lý tốt trước khi điều trị.
Thứ 4 ngày 27/1/2016 - Nhập viện với băng-đô da cam
Khung cảnh yên bình với cây cối um tùm và những hành lang quét vôi vàng rất Hà Nội của Khoa Phẫu Thuật Khớp B1-C - Viện Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh Viện Quân Đội 108.
- 9h30: tôi đóng tiền nhập viện rồi lên Khoa nhận quân trang (đồng phục bệnh viện) và đồ dùng cá nhân, chuẩn bị check-in vào căn phòng mới. Tôi mặc quân trang đeo head-band da cam chấm đen lang thang nhâng nháo trong viện, mẹ mắng: đi viện chứ có phải đi diễn thời trang đâu! Mẹ với cậu càng theo sát hỗ trợ, tôi càng phải chứng tỏ mình độc lập để mọi người đỡ lo.
- 10h30: Tôi đi chụp cộng hưởng từ MRI lần thứ hai đầu gối phải, tiện thể chụp luôn cả gối trái do lo lắng gối trái không ổn 100% sau một thời gian chịu tải hộ chân phải. Đúng như dự đoán, gối trái tổn thương nhẹ.
- 11h30: Cả nhà đưa tôi trốn viện đi ăn trưa cùng những người bạn thân thiết, cậu Thiệp tôi đùa đây là bữa "Ăn chân Phương". Mẹ vẫn như thường lệ, lo lắng cho tôi rồi lại dọa sau này không có nhẩy nhót gì hết. Tôi biết mẹ nói vậy thôi nhưng lúc nào cũng tôn trọng đam mê của con gái.
- Tối đó tôi ngủ một mình tại bệnh viện, một mình một phòng với bốn giường trống xung quanh. Trời rét căm căm, phải đắp hai lớp chăn mới đủ ấm. Ban đầu tôi nghĩ mình sẽ sợ ma phát khiếp nhưng cuối cùng cơn buồn ngủ cũng ập đến đúng giờ giấc Quân Đội và tôi chẳng sợ ma tí tẹo nào cả.
Thứ năm ngày ngày 28/1/2016 - "cười rú lên khi nhìn thấy màn hình nội soi" - trích lời bác sĩ
6h sáng tôi đã được dựng dậy để cặp nhiệt độ, đo huyết áp, tắm rửa và gắn thẻ vào cổ tay với thông tin: họ tên, số phòng, khoa, tên ca mổ. 7h sáng mẹ lên viện, chạy đi mấy việc và dặn tôi như trẻ lên ba: khi nào con đi đâu nhớ gọi điện báo mẹ biết đấy. Thế rồi mấy phút sau chị y tá đã vào phòng gọi "Phương, đi mổ thôi!". Thế là cô gái cầm theo điện thoại, háo hức cùng một chú phòng bên cạnh cùng đi mổ ca sáng, gọi nhau ý ới. Tôi chỉ kịp đưa điện thoại cho cậu Thiệp, rồi lần đầu đầu tiên trong đời "được" (bắt buộc) ngồi lên xe lăn, cậu đẩy tôi theo chị y tá đến khu phẫu thuật.
Cậu bảo cậu thì gìa mà phải đẩy cháu thế này. Thế rồi ông già 55 với đứa người lớn 27 - bản chất vẫn là hai đứa con nít - đẩy xe lăn phong tốc độ cao trong hành lang bệnh viện giả vờ đâm vào mọi người rồi cười rú lên. Đến đoạn xuống một cái dốc dài trước cửa khu phẫu thuật, thay vì quay ngược xe đi từ từ xuống dốc, cậu cứ thể cho cháu đổ đèo tự do trong sự bàng hoàng của các anh bộ đội canh gác, chị y tá và các bệnh nhân đi mổ cùng lol.
Phương được đưa vào phòng chờ cùng ba cô chú lớn tuổi và một em bé. Mọi người cùng nhau trò chuyện hỏi han bệnh tình của nhau rồi lần lượt được đưa vào các phòng mổ.
9h kém, cho đến giờ phút nằm lên màn mổ, mũi cắm ông thở oxy, hai tay giang sang hai bên như chúa Jesus bị đóng đinh, không được nhúc nhích, một bên cắm ống truyền, một bên đo huyết áp - Tôi chỉ hơi hồi hộp chứ tuyệt nhiên không hề SỢ. Có thể chấn thương của tôi không quá phức tạp, độ rủi ro không cao, có thể vì đã tự chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bản thân nửa năm trời, và quan trọng nhất là một niềm tin tưởng tuyệt đối với bác sĩ mổ chính và ekip hôm đó. Chú Dũng, phó khoa Phẫu Thuật Khớp. là người tôi tin tưởng không chút do dự từ lần đầu tiên tiếp xúc. Chú am hiểu các chuyển động đặc thù của vận động viên từng bộ môn, và may may mắn thay - cả "vũ ba-lê". Chú rất vui tính và khen tôi "cô này, tôi nói đến đâu biết đến đấy" khi chú giải thích về cơ chế phẫu thuật dây chằng.
Tôi cởi bỏ hết quần áo và được đắp bằng khăn và một miếng "giấy bạc" rất to, các anh bác sĩ nói đùa tôi là con cá nướng giấy bạc. Không khí vui vẻ cứ kéo dài từ lúc bước vào mổ đến suốt 45 phút sau đó. Khó chịu nhất là khi được tiêm thuốc tê vào gần cột sống. Rất nhanh chóng tôi mất hoàn toàn cảm giác chi dưới bên phải. Trước mặt tôi phủ một tấm vải xanh nên tuyệt nhiên tôi không biết các bác sĩ làm gì. Chỉ khi màn hình nội soi hiện rõ tất cả các chi tiết gân cơ trong đầu gối, tôi mới "cười ré lên khi nhìn thấy đầu gối mình" - "A ĐẦU GỐI!" làm mọi người cũng cười theo.
Trong quá trình mổ bác sĩ vẫn trao đổi với tôi các vấn đề rất cụ thể và dễ hiểu: hình nội soi cho thấy dây chẳng không đứt nhưng giãn nhiều, và sẽ được gia cố lại bằng một đoạn gân hamstring chập đôi. Chú đùa: Đúng là điên, tập làm gì, ăn với ngủ thôi, đừng tập nữa, dây chẳng hơi giãn vẫn đi bộ được. Dù biết là đùa thôi nhưng lúc ấy tôi chỉ có một suy nghĩ: Nhất định mình phải quay lại, dù sau này có không nhẩy múa nhiều thì cũng sẽ phải chạy, phải chơi thể thao; nhất định mình sẽ không bao giờ ngồi một chỗ.
Sáng đầu tiên sau mổ
Kể ra lại bảo ghê rợn, chân hoàn toàn không có chút cảm giác vì thuốc tê quá tuyệt vời, nhưng vẫn biết khi bác sĩ đóng vít vào chân cộp cộp cộp, kéo chân rung cả người. Tôi chỉ biết cuộc mổ đã kết thúc khi bác si thông báo sẽ khâu đẹp để em còn đi nhẩy lol, và mọi người bắt đầu dọn dẹp thiết bị.
Tôi được đưa ra phòng chờ, nằm trên cáng, truyền nước, người vẫn run bần bật dù rất ấm do tác dụng của thuốc. Tôi nhanh chóng được gặp lại các "bạn mổ" vào cũng lúc với mình. Khoảng nửa tiếng sau tôi được trả về khoa, bàn chân lúc đó bắt đầu hơi nhúc nhích được. Đón tôi ở thang máy là anh Sáu điều dưỡng, anh Minh và Tristan, Tristan bảo tôi hãy chạy xuống nhẩy ngay một bài. Tôi cứ thế cười tươi như hoa khi được chở về phòng, gặp mẹ và cậu.
Nguyên một ngày tôi phải nằm bất động để tránh đau đầu. Không được ăn gì khác ngoài cháo và nước lọc. Các bạn lại đến thăm, tôi vẫn tươi rói ríu rít trò chuyện với mọi người, cho đến khi thuốc tê hoàn toàn hết tác dụng. Cả đời tôi chưa bao giờ đau như thế, như có một nghìn hòn đá đè xuống chân, tôi đau quá không nghỉ ngơi được mà cũng không dám hé răng than vãn câu nào, cả người gồng cứng và muốn khóc lắm. Mẹ và các anh đi mua nẹp gối và một số đồ dụng để vệ sinh. Lần đầu tiên tôi cảm giác mình là một người bệnh thực sự: yếu ớt, không lành lặn.
Đầu giờ chiều em Liên điều dưỡng mang thuốc giảm đau tới. như một phép màu. Tôi mang nẹp và bắt đầu ngủ. Đang lơ mơ tôi bị giật mình, chân tự giật lên như thường lệ, đau đến nỗi tôi kêu Á lên rồi lại thiếp đi. Đêm ấy việc ngủ và đi vệ sinh thật kinh khủng. Tôi chỉ được nằm thẳng duỗi chân vì quay bên nào cũng đau, tay trái vướng kim truyền nước. Thế rồi đêm đầu tiên ấy cũng qua, tôi biết mình sẽ tiếp tục chiến đấu và chẳng mấy chốc, tôi sẽ bay nhẩy như đúng những lời chúc mà người thân yêu dành tặng.
Những ngày sau mổ - Ăn nhiều, ngủ kỹ, được chiều, hạnh phúc
Những ngày sau mổ - tuy vất vả nhiều - nhưng là mọt khoảng thời gian hạnh phúc. Hạnh phúc vì xung quanh tôi có biết bao nhiêu sự quan tâm từ gia đình, bè bạn. Mọi người nhào vào trông nom và thăm tôi bất kỳ khi nào có thể. Mẹ và các cậu chạy ngược chạy xuôi, các bạn trước khi vào hôm nào cũng hỏi mày muốn ăn gì tao mang cho, anh bạn nam hôm nào cũng tạt vào dù bận trăm công nghìn việc, ông em họ mang máy tính vào bật TV online cho chị xem thời sự....Càng được chiều chuộng tôi càng cố gắng tự làm những việc đơn giản và tuyệt đối không nhõng nhẽo. Mọi người nói tôi dũng cảm, nghị lực, nhưng thiệt tình không có gì đáng chán hơn là phục vụ một bệnh nhân bi quan thiểu não.
Rehabilitation - phục hồi chức năng cực kỳ quan trọng. Ca mổ dù thành công đến đâu mà chân không được phục hồi tốt, dây chằng vẫn có nguy cơ giãn hoặc tái chấn thương. Chính vì vậy, thay vì nằm bất động nhiều ngày như suy nghĩ của nhiều người, các ca mổ dây chằng, sụn chêm, thay khớp gối, khớp háng, các bệnh nhân bắt buộc phải khởi động chân từ nhẹ đến nặng theo timeline định sẵn. Nếu không chịu khó tập luyện, bệnh nhân dễ bị cứng khớp hay yếu cơ.
29/1: Bác sĩ Dũng bảo tôi nâng chân, tôi đau quá và không thể nhấc nổi chân dù một milimet. Bài tập hàng ngày tôi vẫn thực hành và dạy học sinh trở nên khó ngoài sức tưởng tượng. Cơ đùi bên trái gồng lên rất rõ nhưng chân phải gồng mãi mà chưa thấy đâu. Chú nâng đề pa cho tôi cái đầu tiên và bắt tôi giữ 10 giây. Và vậy là đến cái thứ 2, thứ 3, tôi tự nâng chân cao mà lòng tràn trề hạnh phúc.
30/1: Tôi tập gồng cơ đùi và gấp duỗi đầu gối thụ động (knee flexion - passive knee flexed) và chú trọng tập duỗi thẳng chân (extension) vì trong những tuần đầu tiên, lấy lại độ duỗi quan trọng hơn lấy lại độ gập gối (có thể làm căng giãn mảnh ghép mới). Dù chân đau nhưng ngày nào tôi cũng tập bụng và tập tay đôi chút.
31/1: Bắt đầu quen hơn với việc đi nạng, đeo tai nghe nhẩy múa tưng bừng phần trên và thỉnh thoảng ra hành lang dạo mát, quan sát hai anh tuyển thủ đội tuyển bóng đá quốc gia chống nạng đi dạo như mình (cùng chấn thương mổ ACL)
1/2: Gần Tết có quà! Bác sĩ Dũng giới thiệu cho hai mẹ con một địa chỉ phân phối các loại nẹp gối thể thao - Sport brace - thứ xa xỉ ở Việt Nam vì tìm đỏ con mắt không thấy đâu nhưng lại rất sẵn ở nước ngoài. Buổi chiều mỗi lúc mẹ về nhà mình lại chống nạng ra hành lang ngồi, vặn vẹo ép dẻo nghe nhạc, không quên đeo nẹp trợ lực bên chân lành vì trong tuần đầu tiên hoàn toàn không nên tì lực vào chân yếu.
2/2: Ra viện. Trước khi về anh hậu vệ Văn Biển còn trêu em có một chân thế này thì múa làm sao. Sau sáu ngày chiến đấu Phương được về nhà đón Tết, bắt đầu một hành trình mới cực kỳ thách thức.
Tôi biết ơn Chú Dũng, chú Dương, anh Tuấn, anh Sáu, em Liên, chị Linh, tất cả các bác sĩ, các anh chị điều dưỡng tôi chưa kịp nhớ tên, các chị dọn vệ sinh, những đầu bếp của bệnh viện đã cho tôi một trải nghiệm nhớ mãi. Tôi muốn cảm ơn gia đình, đặc biệt là mẹ Ninh xù, tất cả những người thân yêu, bạn bè, từng tin nhắn động viên tôi nhận được trong suốt tuần vừa qua, có những người tôi chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ nói chuyện. Tôi ước mong sự lạc quan và yêu đời sẽ luôn được lan truyền đến mọi người, chúc mọi người ăn Tết nhiều sức khỏe và bình an.
HHP - 4/2/2016
6h sáng tôi đã được dựng dậy để cặp nhiệt độ, đo huyết áp, tắm rửa và gắn thẻ vào cổ tay với thông tin: họ tên, số phòng, khoa, tên ca mổ. 7h sáng mẹ lên viện, chạy đi mấy việc và dặn tôi như trẻ lên ba: khi nào con đi đâu nhớ gọi điện báo mẹ biết đấy. Thế rồi mấy phút sau chị y tá đã vào phòng gọi "Phương, đi mổ thôi!". Thế là cô gái cầm theo điện thoại, háo hức cùng một chú phòng bên cạnh cùng đi mổ ca sáng, gọi nhau ý ới. Tôi chỉ kịp đưa điện thoại cho cậu Thiệp, rồi lần đầu đầu tiên trong đời "được" (bắt buộc) ngồi lên xe lăn, cậu đẩy tôi theo chị y tá đến khu phẫu thuật.
Cậu bảo cậu thì gìa mà phải đẩy cháu thế này. Thế rồi ông già 55 với đứa người lớn 27 - bản chất vẫn là hai đứa con nít - đẩy xe lăn phong tốc độ cao trong hành lang bệnh viện giả vờ đâm vào mọi người rồi cười rú lên. Đến đoạn xuống một cái dốc dài trước cửa khu phẫu thuật, thay vì quay ngược xe đi từ từ xuống dốc, cậu cứ thể cho cháu đổ đèo tự do trong sự bàng hoàng của các anh bộ đội canh gác, chị y tá và các bệnh nhân đi mổ cùng lol.
Phương được đưa vào phòng chờ cùng ba cô chú lớn tuổi và một em bé. Mọi người cùng nhau trò chuyện hỏi han bệnh tình của nhau rồi lần lượt được đưa vào các phòng mổ.
9h kém, cho đến giờ phút nằm lên màn mổ, mũi cắm ông thở oxy, hai tay giang sang hai bên như chúa Jesus bị đóng đinh, không được nhúc nhích, một bên cắm ống truyền, một bên đo huyết áp - Tôi chỉ hơi hồi hộp chứ tuyệt nhiên không hề SỢ. Có thể chấn thương của tôi không quá phức tạp, độ rủi ro không cao, có thể vì đã tự chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bản thân nửa năm trời, và quan trọng nhất là một niềm tin tưởng tuyệt đối với bác sĩ mổ chính và ekip hôm đó. Chú Dũng, phó khoa Phẫu Thuật Khớp. là người tôi tin tưởng không chút do dự từ lần đầu tiên tiếp xúc. Chú am hiểu các chuyển động đặc thù của vận động viên từng bộ môn, và may may mắn thay - cả "vũ ba-lê". Chú rất vui tính và khen tôi "cô này, tôi nói đến đâu biết đến đấy" khi chú giải thích về cơ chế phẫu thuật dây chằng.
Tôi cởi bỏ hết quần áo và được đắp bằng khăn và một miếng "giấy bạc" rất to, các anh bác sĩ nói đùa tôi là con cá nướng giấy bạc. Không khí vui vẻ cứ kéo dài từ lúc bước vào mổ đến suốt 45 phút sau đó. Khó chịu nhất là khi được tiêm thuốc tê vào gần cột sống. Rất nhanh chóng tôi mất hoàn toàn cảm giác chi dưới bên phải. Trước mặt tôi phủ một tấm vải xanh nên tuyệt nhiên tôi không biết các bác sĩ làm gì. Chỉ khi màn hình nội soi hiện rõ tất cả các chi tiết gân cơ trong đầu gối, tôi mới "cười ré lên khi nhìn thấy đầu gối mình" - "A ĐẦU GỐI!" làm mọi người cũng cười theo.
Trong quá trình mổ bác sĩ vẫn trao đổi với tôi các vấn đề rất cụ thể và dễ hiểu: hình nội soi cho thấy dây chẳng không đứt nhưng giãn nhiều, và sẽ được gia cố lại bằng một đoạn gân hamstring chập đôi. Chú đùa: Đúng là điên, tập làm gì, ăn với ngủ thôi, đừng tập nữa, dây chẳng hơi giãn vẫn đi bộ được. Dù biết là đùa thôi nhưng lúc ấy tôi chỉ có một suy nghĩ: Nhất định mình phải quay lại, dù sau này có không nhẩy múa nhiều thì cũng sẽ phải chạy, phải chơi thể thao; nhất định mình sẽ không bao giờ ngồi một chỗ.
Sáng đầu tiên sau mổ
Kể ra lại bảo ghê rợn, chân hoàn toàn không có chút cảm giác vì thuốc tê quá tuyệt vời, nhưng vẫn biết khi bác sĩ đóng vít vào chân cộp cộp cộp, kéo chân rung cả người. Tôi chỉ biết cuộc mổ đã kết thúc khi bác si thông báo sẽ khâu đẹp để em còn đi nhẩy lol, và mọi người bắt đầu dọn dẹp thiết bị.
Tôi được đưa ra phòng chờ, nằm trên cáng, truyền nước, người vẫn run bần bật dù rất ấm do tác dụng của thuốc. Tôi nhanh chóng được gặp lại các "bạn mổ" vào cũng lúc với mình. Khoảng nửa tiếng sau tôi được trả về khoa, bàn chân lúc đó bắt đầu hơi nhúc nhích được. Đón tôi ở thang máy là anh Sáu điều dưỡng, anh Minh và Tristan, Tristan bảo tôi hãy chạy xuống nhẩy ngay một bài. Tôi cứ thế cười tươi như hoa khi được chở về phòng, gặp mẹ và cậu.
Nguyên một ngày tôi phải nằm bất động để tránh đau đầu. Không được ăn gì khác ngoài cháo và nước lọc. Các bạn lại đến thăm, tôi vẫn tươi rói ríu rít trò chuyện với mọi người, cho đến khi thuốc tê hoàn toàn hết tác dụng. Cả đời tôi chưa bao giờ đau như thế, như có một nghìn hòn đá đè xuống chân, tôi đau quá không nghỉ ngơi được mà cũng không dám hé răng than vãn câu nào, cả người gồng cứng và muốn khóc lắm. Mẹ và các anh đi mua nẹp gối và một số đồ dụng để vệ sinh. Lần đầu tiên tôi cảm giác mình là một người bệnh thực sự: yếu ớt, không lành lặn.
Đầu giờ chiều em Liên điều dưỡng mang thuốc giảm đau tới. như một phép màu. Tôi mang nẹp và bắt đầu ngủ. Đang lơ mơ tôi bị giật mình, chân tự giật lên như thường lệ, đau đến nỗi tôi kêu Á lên rồi lại thiếp đi. Đêm ấy việc ngủ và đi vệ sinh thật kinh khủng. Tôi chỉ được nằm thẳng duỗi chân vì quay bên nào cũng đau, tay trái vướng kim truyền nước. Thế rồi đêm đầu tiên ấy cũng qua, tôi biết mình sẽ tiếp tục chiến đấu và chẳng mấy chốc, tôi sẽ bay nhẩy như đúng những lời chúc mà người thân yêu dành tặng.
Những ngày sau mổ - Ăn nhiều, ngủ kỹ, được chiều, hạnh phúc
Những ngày sau mổ - tuy vất vả nhiều - nhưng là mọt khoảng thời gian hạnh phúc. Hạnh phúc vì xung quanh tôi có biết bao nhiêu sự quan tâm từ gia đình, bè bạn. Mọi người nhào vào trông nom và thăm tôi bất kỳ khi nào có thể. Mẹ và các cậu chạy ngược chạy xuôi, các bạn trước khi vào hôm nào cũng hỏi mày muốn ăn gì tao mang cho, anh bạn nam hôm nào cũng tạt vào dù bận trăm công nghìn việc, ông em họ mang máy tính vào bật TV online cho chị xem thời sự....Càng được chiều chuộng tôi càng cố gắng tự làm những việc đơn giản và tuyệt đối không nhõng nhẽo. Mọi người nói tôi dũng cảm, nghị lực, nhưng thiệt tình không có gì đáng chán hơn là phục vụ một bệnh nhân bi quan thiểu não.
Đi nạng rất khó lúc ban đầu những chẳng mấy chốc mà quen, những buổi chiều nhàn rỗi, hai chị em cùng đi bộ dọc hành lang bệnh viện.
Đôi chân chạy trong những ngày phải nằm
30/1: Tôi tập gồng cơ đùi và gấp duỗi đầu gối thụ động (knee flexion - passive knee flexed) và chú trọng tập duỗi thẳng chân (extension) vì trong những tuần đầu tiên, lấy lại độ duỗi quan trọng hơn lấy lại độ gập gối (có thể làm căng giãn mảnh ghép mới). Dù chân đau nhưng ngày nào tôi cũng tập bụng và tập tay đôi chút.
31/1: Bắt đầu quen hơn với việc đi nạng, đeo tai nghe nhẩy múa tưng bừng phần trên và thỉnh thoảng ra hành lang dạo mát, quan sát hai anh tuyển thủ đội tuyển bóng đá quốc gia chống nạng đi dạo như mình (cùng chấn thương mổ ACL)
1/2: Gần Tết có quà! Bác sĩ Dũng giới thiệu cho hai mẹ con một địa chỉ phân phối các loại nẹp gối thể thao - Sport brace - thứ xa xỉ ở Việt Nam vì tìm đỏ con mắt không thấy đâu nhưng lại rất sẵn ở nước ngoài. Buổi chiều mỗi lúc mẹ về nhà mình lại chống nạng ra hành lang ngồi, vặn vẹo ép dẻo nghe nhạc, không quên đeo nẹp trợ lực bên chân lành vì trong tuần đầu tiên hoàn toàn không nên tì lực vào chân yếu.
2/2: Ra viện. Trước khi về anh hậu vệ Văn Biển còn trêu em có một chân thế này thì múa làm sao. Sau sáu ngày chiến đấu Phương được về nhà đón Tết, bắt đầu một hành trình mới cực kỳ thách thức.
Tôi biết ơn Chú Dũng, chú Dương, anh Tuấn, anh Sáu, em Liên, chị Linh, tất cả các bác sĩ, các anh chị điều dưỡng tôi chưa kịp nhớ tên, các chị dọn vệ sinh, những đầu bếp của bệnh viện đã cho tôi một trải nghiệm nhớ mãi. Tôi muốn cảm ơn gia đình, đặc biệt là mẹ Ninh xù, tất cả những người thân yêu, bạn bè, từng tin nhắn động viên tôi nhận được trong suốt tuần vừa qua, có những người tôi chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ nói chuyện. Tôi ước mong sự lạc quan và yêu đời sẽ luôn được lan truyền đến mọi người, chúc mọi người ăn Tết nhiều sức khỏe và bình an.
HHP - 4/2/2016
Monday, January 25, 2016
Nhật ký chấn thương (2) - Công việc, tạm hoãn nhẩy múa và những ngày trước phẫu thuật
Những ngày mới đau chân, tôi loay hoay tìm những trang blog nhật ký chỉ kể chuyện vượt qua chấn thương, đem thành công của những con người cách xa nửa vòng trái đấy để làm động lực cho mình. Hôm nay - 26/1/2016, tôi bắt đầu ghi chép công cuộc tìm lại sức mạnh của bản thân, mong rằng sẽ giúp được ai đó sau này dù là chút xíu thôi.
This is a diary of my recovery journey from an ACL injury. Please scroll down for English translation.
This is a diary of my recovery journey from an ACL injury. Please scroll down for English translation.
Cùng các bạn hiền tại Le Cirque
Tôi hay đùa rằng thời tiết mùa đông chỉ thích hợp với tâm trạng buồn lãng mạn. đang hạnh phúc cũng phải cố nghe những bài hát sướt mướt, tưởng tượng tâm trạng lúc mới thất tình, thỉnh thoảng đi bộ bên hồ lộng gió đôi khi rơm rớm nước mắt mà không hiểu vì sao.
Nhưng hai hôm nay Hà Nội rét đến nỗi những điều phù du bên trên trở nên thật vớ vẩn; những ngày này ra đường người ta không kịp buồn vì còn phải co cứng khắp người trong 5 lớp áo, nghĩ sao để về nhà một cách nhanh nhất và biết động lòng thương những người lang thang không nơi nương tựa.
Ngày xưa ở Salford, đi đâu cũng có lò sưởi hơi nước, nếu lạnh quá thì nghỉ học, xem bài qua mạng, nằm chùm chăn xem phim - cuộc sống sinh viên vô lo vô nghĩ. Hôm nay ở viện quân y 108, những ca mổ không cấp cứu được hoãn lại đề phòng bệnh nhân già yếu viêm phổi vì ở đất nước nhiệt đới không tồn tại lò sưởi, phòng bệnh đông lại vui hơn vì bệnh nhân cùng nhau lan tỏa hơi ấm.
************
Khi đề cập đến việc đi mổ chấn thương, mọi người hỏi tôi mổ ở Bênh viện Thể Thao hay Bệnh viện Việt Đức. Tôi trả lời vâng thì một trong hai ạ, em/cháu phải tìm hiểu và hỏi han đã. Thế rồi cũng là cái duyên và phúc đức nên lại được giới thiệu và giao phó cho các bác sĩ giỏi của Bệnh viện Quân Y 108.
Không biết có phải vì vẫn mang chút dòng máu con nhà lính đời thứ ba của "Quân Khu Nam Đồng", hay vì đã nhìn mẹ và gia đình nhà ngoại trải qua bao cuộc chiến đấu giành giật sức khỏe cho Ông; mà khi biết mình sẽ có một trải nghiệm khám chữa bệnh tại nơi đã từng cứu sống Ông nhiều lần, tôi không khỏi có chút tự hào xúc động. Mẹ mắng khi tôi hồn nhiên vỗ tay cười toe toét vì "cuối cùng cũng đã được mổ" trong khi chẳng ai trên đời muốn đụng chạm dao kéo bao giờ. Lúc đó tôi chỉ nghĩ hai điều "Suy nghĩ của mình phù hợp chẩn đoán của bác sĩ" và "Trộm vía hi vọng chân mình sẽ tốt (gần) như xưa".
************
Theo kế hoạch ban đầu, tôi sẽ phẫu thuật vào tháng ba. Cuối cùng, tôi sẽ được trải nghiệm ca phẫu thuật đầu tiên trong đời ngay trước Tết Âm lịch.
Vẫn kịp một buổi Ballet với các bạn và thầy Thành trước cuộc nghỉ dài
Tôi đi làm xét nghiệm máu, lấy nước tiểu, siêu âm, chụp X quang... gọn ghẽ trong một tiếng. Phòng nào cũng chật các sinh viên thực tập chăm chú quan sát người bệnh. Các bác sĩ, y tá, ai cũng hỏi vì sao lại bị chấn thương của con trai, hay là bị người yêu đuổi nên ngã. Nghĩ thầm hầu hết các hoạt động huỳnh huỵch của "phái mạnh" thì phái không yếu lắm giờ đây đều làm được, nên chuyện chấn thương cũng là bình thường.
Ăn trưa xong tôi về trường dạy như bình thường (tôi đang trợ giảng tại trường Học Viện Thiết Kế và Thời Trang London), tôi xin phép cô trưởng bộ môn cho nghỉ cả tuần sau để dưỡng thương, gọi điện xin lỗi mọi người khi hủy các lớp học nhẩy thật đột xuất, có nhiều học sinh tôi còn chưa kịp chia tay, người lớn, trẻ con đủ cả... Tự nhiên cảm giác hẫng hụt ùa đến khi biết mấy tháng nữa mình sẽ đi lại khó khăn, phải giữ gìn từng ly từng tí và nhất là chỉ được ngồi xem các bạn luyện tập trong cảm giác thèm muốn. Nhưng đó là lựa chọn duy nhất của tôi, và tôi phải can đảm và kiên trì với lựa chọn ấy.
Workshop đương đại với dancer tôi yêu thích nhất thế giới - Hani Abaza
Với những bạn theo dõi Wear Black and Dance, tôi hi vọng sẽ không làm mọi người nhàm chán với những trang nhật ký kể chuyện chấn thương và phục hồi. Từ một nơi chia sẻ kiến thức, tôi muốn blog này trở về với mục đích truyền cảm hứng từ những câu chuyện riêng tư có thật trong cuộc sống.
25/1: Hội chẩn tại bệnh viện 108 - Đứt 2/3 dây chẳng chéo trước. Bác sĩ chỉ định mổ nội soi tái tạo dây chằng bằng gân tự thân. Sau đó nghỉ ngơi và phục hồi chức năng
26/1: Hôm nay - Ngày đi làm cuối cùng trước khi mổ, chuẩn bị đồ đạc nhập viện
27/1: Nhập viện làm thủ tục, hội chẩn lần cuối
28/1: Phẫu thuật nội soi, gây tê nửa người, đôi khi sẽ nói chuyện với bác sĩ, nhìn vào màn hình nội soi hoặc nghe nhạc hip hop.
Hai ngày nữa thôi, cố lên Phương nhé!
Below is a quick recap of my knee crisis up to this moment. As I had a hard time finding online diaries on ACL injuries (I ended up finding some really amazing ones though), I thought I would translate each and every single ACL-labeled blog post into English so those of you who are in the same situation find something that you actually want to read.
About me: Female Dancer, 27 years old. Injured my knee probably from landing with straight/twisted knee from a jump. Funny thing is I didn't feel hurt at all at the time the injury happened. There was a little bit of swelling afterwards which lasted a few days. I went to have my knee MRI'd two weeks later expecting to have a meniscus tear, I had no idea I had torn one of the most important ligaments.
About my injury:
- First diagnosis at Vietnam Sports Hospital: Stretched ACL. Two doctors told me that doing rehab would be enough, only one suggested surgery.
- I stopped practising dance, only taught at the studio, did a lot of rehab exercises for 5 months but things did not work out well.
- My injured knee did not buckle but it clearly felt looser than my normal one. No muscle loss was visible to the eyes.
- My leg could feel amazing one day then the next day I would be icing to reduce swelling and soreness after a dance practice. It was frustrating!
- Second diagnosis at 108 Military Central Hospital: Just as I expected the result would be: Partial tear Anterior Crutiate Ligament (about 70%) and possible meniscus tear.
- Treatment option based on my level of activities: ACL reconstruction surgery in two days, followed by bed rest and serious rehabilitation.
My ultimate goal is to be able to feel normal again and come back to dance training at the same level of intensity as before.
Wish me luck :)
-
Below is a quick recap of my knee crisis up to this moment. As I had a hard time finding online diaries on ACL injuries (I ended up finding some really amazing ones though), I thought I would translate each and every single ACL-labeled blog post into English so those of you who are in the same situation find something that you actually want to read.
About me: Female Dancer, 27 years old. Injured my knee probably from landing with straight/twisted knee from a jump. Funny thing is I didn't feel hurt at all at the time the injury happened. There was a little bit of swelling afterwards which lasted a few days. I went to have my knee MRI'd two weeks later expecting to have a meniscus tear, I had no idea I had torn one of the most important ligaments.
About my injury:
- First diagnosis at Vietnam Sports Hospital: Stretched ACL. Two doctors told me that doing rehab would be enough, only one suggested surgery.
- I stopped practising dance, only taught at the studio, did a lot of rehab exercises for 5 months but things did not work out well.
- My injured knee did not buckle but it clearly felt looser than my normal one. No muscle loss was visible to the eyes.
- My leg could feel amazing one day then the next day I would be icing to reduce swelling and soreness after a dance practice. It was frustrating!
- Second diagnosis at 108 Military Central Hospital: Just as I expected the result would be: Partial tear Anterior Crutiate Ligament (about 70%) and possible meniscus tear.
- Treatment option based on my level of activities: ACL reconstruction surgery in two days, followed by bed rest and serious rehabilitation.
My ultimate goal is to be able to feel normal again and come back to dance training at the same level of intensity as before.
Wish me luck :)
-
Friday, January 15, 2016
Nhật ký 6 tháng chấn thương - Injury diary (1)
Lần đầu tiên, Phương quyết định sẽ tóm tắt lại nhật ký 6 tháng vừa qua, trau chuốt những dòng có thật viết vội vàng, những cảm xúc và thực tế Phương trải qua trong quá trình phục hồi chấn thương từ tháng 7/2015 đến nay. Chấn thương của mình đối với người khác có thể không nặng, nhưng là một trở ngại rất lớn trong công việc và cuộc sống của mình. Bài viết này trước hết dành cho bản thân, để tự vỗ vai bản thân tiếp tục mạnh mẽ trong những ngày sắp tới, và để động viên bất kỳ ai đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Sau bài viết này mình sẽ dành thời gian sửa soạn nhiều hơn những nội dung luyện tập và ăn uống như mình vẫn làm trước đây. Cảm ơn và xin lỗi những người thân yêu trong suốt thời gian qua vẫn nghe mình ca thán, hay trêu trọc mình theo lời bài hát "When you legs don't work like they used to before" (Thinking out loud), nhưng vẫn yêu thường và an ủi mình bất cứ khi nào mình cần.
Giữa 7/2015:
Giữa 7/2015:
Hai mẹ con đang "hưởng thụ" hai ngày nhàn hạ nhất của mùa hè sau buổi dọn nhà cật lực. Buổi chiều tôi đi bơi, sau đó có hẹn ăn tối. Cuộc sống lúc đó là màu hồng nhất có thể hồng, trước đấy mấy ngày tôi quyết định ngừng khóa học ở trường và bất kỳ công việc công việc liên quan đến khách sạn nào khác, tôi quyết định mình sẽ làm chủ tương lai trước mắt, một tương lai phát triển nhẩy múa, cho dù phải đối diện với bất kỳ trở ngại nào. Tối hôm ấy, sau một màn chào đón bạn nam nghịch ngợm bằng cách nhẩy jete leap nửa mùa sai kỹ thuật, tôi tiếp đất thẳng chân, có thể là bị vặn. Về sau nhớ lại tôi mới biết hiểu thế nào là "Sai một ly đi một dặm". Từ giây phút nghịch dại đó về sau, chân tôi không còn như xưa, rất nhiều suy nghĩ của tôi đã thay đổi.
Tối về phòng, có một cảm giác gờn gợn phía ngoài đầu gối phải mà tôi chưa bao giờ gặp. Tôi nghĩ một đêm ngủ say sẽ là liều thuốc cứu chữa tất cả. Nhưng không, sáng hôm sau cái là lạ trong đầu gối không biến mất. Mấy ngày sau tôi lên mạng lục lọi tất cả các kiến thức về chấn thương, chườm đá, mua thuốc chống viêm, mua nẹp gối, tôi sợ mình đã bị rách sụn. Tôi lo lắng không thiết nghỉ hè, đi du lịch cũng không yên khi ngày thi bán kết So You Think You Can Dance ngày càng đến gần. Cô bé nghệ sĩ ballet bạn tôi khuyên: nếu thấy đau lưng hay đầu gối thì phải đi khám ngay chị nhé.
25/7/2015: Tôi đi chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện thể thao. Giữa một hành lang chen chúc các bạn trai, anh trai, các cô các chú chân đi tập tễnh, chống nạng, ngồi xe lăn, dường như tôi là người bị nhẹ nhàng nhất.
Chẩn đoán: giãn dây chằng chéo trước (từ chuyên môn gọi là đụng dập dây chằng chéo trước), mọi thứ khác đều ổn. Bác sĩ nói tôi nghỉ ngơi, tập luyện nhẹ nhàng, lên tầng 4 tập phục hồi chức năng. Tôi như trút bỏ được gánh nặng.
Tháng 8/2015
Tôi đeo nẹp gối hàng ngày, chăm chỉ chườm đá, sáng sáng lên khoa vật lý trị liệu luyện tập cho cơ đùi khỏe lên, bác sĩ nói đầu gối tôi còn chắc, không phải mổ, cứ tập phục hồi chắc sẽ có tiến triển tốt.
Ba tuần trước khi lên đường vào Sài Gòn với cuộc thi, tôi cảm thấy chân mình ổn thỏa hơn bao giờ hết. Hôm đó tôi dạy lớp nhẩy jive, lần đầu tiên sau một tuần không đeo băng gối.
Tôi đau chân lại, đau đớn hơn bất kỳ lúc nào. Tôi biết tình trạng mình không ổn, tôi nghỉ liền hai tuần sau đó cho đến gần ngày thi, bài vở dang dở chưa dựng xong. Tôi chỉ chuẩn bị hai bài nhạc trong khi mỗi bạn đều có ba. Đêm trước ngày bay, vừa đóng gói vali tôi vừa nghĩ "Hay là thôi không đi nữa, đằng nào mình cũng đâu có cơ hội".
Cuối tháng 8/2015 - Bốn ngày So You Think You Can Dance - Top 38 với một bên chân đau
Thế mà không hiểu bằng sức mạnh ở đâu, tôi tự tạo cho mình một cơ hôi, vượt qua bốn ngày cực kỳ khủng khiếp ấy với một bên chân đau. Vòng thi nào tôi cũng đeo ba lớp băng gối, dù hạn chế rất nhiều trong chuyển động (co, duỗi) nhưng băng gối trợ lực cho chân rất nhiều, tôi qua hết vòng này đến vòng khác, đêm nào về cũng chăm chỉ chườm đá và uống thuốc.
Vòng thi đương đại, ngày thi áp chót. Ba vòng thi trong cùng một ngày tạo ra quá nhiều áp lực cho đầu gối, lần đầu tiên tôi cảm thấy mình đuối sức và bất lực khi tập luyện. Gần đến lúc trình diễn, phần vì chưa khởi động kỹ, phần vì ba chiếc băng gối bó quá lâu làm máu khó lưu thông, ngay khi múa xong lần đầu tiên, tôi bị chuột rút bắp chân ngay trong vòng tay của bạn diễn, lúc đấy tôi chỉ kịp nhẩy lên để vào dáng cuối, cố gắng duỗi mũi chân và bắt đầu co rút. Những tiếng cổ vũ của các bạn bè bên dưới tôi sẽ không thể nào quên, mặt mọi người lo lắng, mặt chị Minh nhăn lại. Tôi biết là mình sẽ phải vượt qua.
Vòng thi đương đại, ngày thi áp chót. Ba vòng thi trong cùng một ngày tạo ra quá nhiều áp lực cho đầu gối, lần đầu tiên tôi cảm thấy mình đuối sức và bất lực khi tập luyện. Gần đến lúc trình diễn, phần vì chưa khởi động kỹ, phần vì ba chiếc băng gối bó quá lâu làm máu khó lưu thông, ngay khi múa xong lần đầu tiên, tôi bị chuột rút bắp chân ngay trong vòng tay của bạn diễn, lúc đấy tôi chỉ kịp nhẩy lên để vào dáng cuối, cố gắng duỗi mũi chân và bắt đầu co rút. Những tiếng cổ vũ của các bạn bè bên dưới tôi sẽ không thể nào quên, mặt mọi người lo lắng, mặt chị Minh nhăn lại. Tôi biết là mình sẽ phải vượt qua.
Cuối cùng thì tôi cũng qua vòng đương đại và tiến đến vòng solo cuối cùng để chọn ra top 20, đối với tôi như vậy là đủ, tôi biết dù mình có được chọn, mình sẽ không thể đi tiếp vì chấn thương. Nhưng đó sẽ mãi là ngày hạnh phúc và khó quên nhất trong cuộc đời.
Tháng 9, 10, 11 - vượt 10km đường núi ở Sapa, tự tập phục hồi chức năng
Trải qua bốn tháng trời với nhiều tình trạng chân và cảm xúc lẫn lộn, mình muốn đưa ra một số lời đúc kết cho các bạn bị chấn thương dây chẳng, nhất là dây chằng chéo trước đầu gối.
1. Những chỉ định của bác sĩ nên được tuân theo, tuy nhiên, bác sĩ chưa chắc đã trải qua chấn thương như bạn. Hướng diều trị của ACL không chỉ dựa vào việc chụp phim mà dựa vào từng CÁ THỂ bệnh nhân riêng biệt. Cùng là "giãn dây chằng", có người tập phục hồi chức năng sẽ hiệu quả, có người nên phẫu thuật.
2. Chính vì vậy, tìm hiểu thật sâu về chấn thương (hay bệnh tật nói chung) mình đang mang chính là cách tốt nhất giúp bạn chống lại nó và trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy đối diện, đừng sợ sệt lảnh tránh và để cho thời gian tự chữa lành. Nhiều khi thời gian chỉ làm vấn đề trầm trọng hơn.
3. Chấn thương ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của bạn, đặc biệt khi bạn là người ưa hoạt động thể thao, hoặc làm các công việc liên quan đến vận động. Những lúc buồn nhất của tôi là khi ngồi ngắm các đồng đội tập luyện mà không thể tham gia, chỉ muốn đá thật mạnh vào tường. Hãy cố gắng lạc quan và giải thích cho người thân hiểu tình trạng của mình để luôn nhận được sự động viên, mọi vấn đề đều có hướng giải quyết.
4. Dù có quyết định phẫu thuật hay không, việc phục hồi chức năng với các bài tâp cơ: tăng độ khỏe, độ linh động, độ thăng bằng của cơ và các dây thần kinh là vô cùng quan trọng. Cơ thể càng khỏe mạnh bao nhiêu thì phục hồi sau phẫu thuật càng đỡ bấy nhiêu.
Tháng 12, tháng 1/2016 - hi vọng và thất vọng
Đã có lúc chân tôi như khỏe lại, chắc chắn hơn, không đau sau nhưng buổi tập ép dẻo, nhào lộn (chúng tôi tập thêm một số kỹ năng bổ trợ với thầy giáo dạy xiếc). Cũng có những ngày chỉ sau một buổi dạy, một buổi đi bộ nhiều, đầu gối lại bắt đầu nặng nề yếu ớt. Tối cứ như vậy trong vòng quay của cảm xúc. Dù bên ngoài luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng thực chất tôi cũng lo lắng và hay tự trách mình không biết giữ gìn sức khỏe cẩn thận, hay ngẫm nghĩ và hối hận những điều ngu dại mình làm.
Sau workshop Giáng Sinh mà mình dạy cùng ba bạn giáo viên Le Cirque, workshop của Tatiana (Hiphop) và Hani (Đương đại), hai người truyền cảm hứng mà tôi đều rất yêu thích; tôi nhận ra chân mình không hề ổn, tôi nhẩy rất tệ vì không bao giờ dám trụ hết hay làm hết động tác ở bên chân đau. Tôi nhận ra mình cần một sự thay đổi.
6/1/2016 - hai ngày sau sinh nhật lần thứ 27
Sau một đêm dài thao thức, tìm đọc hàng trăm tài liệu tham khảo, blog của những người đã từng phẫu thuật, chưa phẫu thuật và đã phục hồi, tôi quyết định sẽ đi mổ chân. Chặng đường từ nay đến lúc đó còn hai tháng. Tôi nghỉ dần các lớp học và việc dàn dừng tiết mục. Tám tháng tới sẽ là một chặng đường dài và đầy thử thách. Tôi không dám nói trước điều gì, nhưng mục tiêu năm mới của tôi chỉ có vậy: tái tạo dây chằng, phục hồi tốt để có một ngày tôi được quay trở lại sàn thi đấu, được dạy học và tiếp tục theo đuổi công việc mình đam mê. Trong thời gian nghỉ ngơi, tôi sẽ tiếp tục với công việc bán thời gian, đọc sách, xem phim và viết nhiều hơn. Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, nhưng nếu không cố gẳng và chấp nhận những rủi ro, tôi đoán mình sẽ không thể nào tiến tiếp.
Vì khó khăn mình đang gặp phải so với những người khác, chỉ nhỏ bằng hạt bụi.
1. Những chỉ định của bác sĩ nên được tuân theo, tuy nhiên, bác sĩ chưa chắc đã trải qua chấn thương như bạn. Hướng diều trị của ACL không chỉ dựa vào việc chụp phim mà dựa vào từng CÁ THỂ bệnh nhân riêng biệt. Cùng là "giãn dây chằng", có người tập phục hồi chức năng sẽ hiệu quả, có người nên phẫu thuật.
2. Chính vì vậy, tìm hiểu thật sâu về chấn thương (hay bệnh tật nói chung) mình đang mang chính là cách tốt nhất giúp bạn chống lại nó và trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy đối diện, đừng sợ sệt lảnh tránh và để cho thời gian tự chữa lành. Nhiều khi thời gian chỉ làm vấn đề trầm trọng hơn.
3. Chấn thương ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của bạn, đặc biệt khi bạn là người ưa hoạt động thể thao, hoặc làm các công việc liên quan đến vận động. Những lúc buồn nhất của tôi là khi ngồi ngắm các đồng đội tập luyện mà không thể tham gia, chỉ muốn đá thật mạnh vào tường. Hãy cố gắng lạc quan và giải thích cho người thân hiểu tình trạng của mình để luôn nhận được sự động viên, mọi vấn đề đều có hướng giải quyết.
4. Dù có quyết định phẫu thuật hay không, việc phục hồi chức năng với các bài tâp cơ: tăng độ khỏe, độ linh động, độ thăng bằng của cơ và các dây thần kinh là vô cùng quan trọng. Cơ thể càng khỏe mạnh bao nhiêu thì phục hồi sau phẫu thuật càng đỡ bấy nhiêu.
Tháng 12, tháng 1/2016 - hi vọng và thất vọng
Đã có lúc chân tôi như khỏe lại, chắc chắn hơn, không đau sau nhưng buổi tập ép dẻo, nhào lộn (chúng tôi tập thêm một số kỹ năng bổ trợ với thầy giáo dạy xiếc). Cũng có những ngày chỉ sau một buổi dạy, một buổi đi bộ nhiều, đầu gối lại bắt đầu nặng nề yếu ớt. Tối cứ như vậy trong vòng quay của cảm xúc. Dù bên ngoài luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng thực chất tôi cũng lo lắng và hay tự trách mình không biết giữ gìn sức khỏe cẩn thận, hay ngẫm nghĩ và hối hận những điều ngu dại mình làm.
Sau workshop Giáng Sinh mà mình dạy cùng ba bạn giáo viên Le Cirque, workshop của Tatiana (Hiphop) và Hani (Đương đại), hai người truyền cảm hứng mà tôi đều rất yêu thích; tôi nhận ra chân mình không hề ổn, tôi nhẩy rất tệ vì không bao giờ dám trụ hết hay làm hết động tác ở bên chân đau. Tôi nhận ra mình cần một sự thay đổi.
6/1/2016 - hai ngày sau sinh nhật lần thứ 27
Sau một đêm dài thao thức, tìm đọc hàng trăm tài liệu tham khảo, blog của những người đã từng phẫu thuật, chưa phẫu thuật và đã phục hồi, tôi quyết định sẽ đi mổ chân. Chặng đường từ nay đến lúc đó còn hai tháng. Tôi nghỉ dần các lớp học và việc dàn dừng tiết mục. Tám tháng tới sẽ là một chặng đường dài và đầy thử thách. Tôi không dám nói trước điều gì, nhưng mục tiêu năm mới của tôi chỉ có vậy: tái tạo dây chằng, phục hồi tốt để có một ngày tôi được quay trở lại sàn thi đấu, được dạy học và tiếp tục theo đuổi công việc mình đam mê. Trong thời gian nghỉ ngơi, tôi sẽ tiếp tục với công việc bán thời gian, đọc sách, xem phim và viết nhiều hơn. Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, nhưng nếu không cố gẳng và chấp nhận những rủi ro, tôi đoán mình sẽ không thể nào tiến tiếp.
Vì khó khăn mình đang gặp phải so với những người khác, chỉ nhỏ bằng hạt bụi.
Friday, October 23, 2015
Cuộc sống mới - Nhẩy múa và "nàng thơ"
Tròn hai tuần nghỉ ngơi khỏi mọi hoạt động nặng, uống thuốc bổ xương khớp đầy đủ, trộm vía chân không mỏi nhiều như trước. Sáng ngủ dậy bước chân thấy nhẹ nhàng hơn, chiều về nếu đi nhiều hoặc trót mang giầy cao gót thì chân lại mỏi, phải nằm co duỗi để thấy dễ chịu hơn. Thật lòng thì việc không được tập chân cộng với lịch làm việc thất thường khiến mình thoái thác việc đi gym trong hơn một tuần. Thời gian còn lại dành cho việc ôm chăn đi ngủ và cà phê với những người đẹp từ trong Nam ra Hà Nội công tác. Mặt tròn ra, người nữ tính hơn (rất vui) nhưng cần lắm động lực để cơ bắp trở lại.
Mình đang đi trên đường khi em Trang gửi tin nhắn hơi ngần ngại "Em muốn phỏng vấn chị cho blog của em,.... nếu chị bận rồi thì không sao đâu ạ". Dù blog của em mới tinh, lập ra để phục vụ môn học truyền thông ở trường thời trang, mình vân không thể không vui và cảm động xen lẫn hốt hoảng vì "tủ quần á chị bừa lắm". Từ ngày học đại học mình đã ôm blog cac chị em gái say sưa xem mục closet visit - thăm thú tủ quần áo. Thế là cũng có ngày một cô gái đến lục tủ đồ, hỏi mình về công việc, đam mê, quan niệm sống, chụp những bức ảnh tư liệu tự nhiên (hơi hơi có sắp đặt). Nếu có ai tò mò, blog về các "nàng thơ" truyền cảm hứng của cô Trang Lưu ở đây.
Em cứ lang thang trong nhà, chụp nhà, chụp cún; mình thì bày biện váy vóc khắp nơi như chơi đồ hàng. Mình hào hứng cho em xem váy nhẩy, giầy nhẩy, quần áo thường ngày, quần áo đi gym, khuyên tai vòng nhẫn...và kể với em về những dự định tương lai. Bày ra vô vàn vàng bạc châu báu nhưng đến khi được hỏi về 5 món đồ chị không thể sống thiếu, chợt nhận ra mình rất giản dị, và kém "bánh bèo": quần legging đen, áo tank top trắng, giầy bệt, điện thoại và vớt vát thỏi son đỏ.
Mình có bảo với em, đối với chị thời trang là phong cách sống. Ngày bé cứ nghĩ phải luôn xuất hiện hoàn hảo và mua quần áo mới suốt ngày. Chỉ cho đến khi trải nghiệm một năm học về thời trang, mới thật rằng nó vẫn thật tuyệt vời nhưng đừng bao giờ để bản thân thành nô lệ trong những điều phù hoa. Đẹp không cần khiên cưỡng, mặc những gì mình thích, hợp với công việc mình làm, để cảm thấy luôn là MÌNH chứ không phải ai khác, đó là thời trang.
*****
Trước ngày thi Vô Địch Quốc Gia, mấy đứa xoắn xuýt qua khách sạn nơi đội tuyển TP. Hồ Chí Minh chơi, ngủ, giúp Hiền đính cườm lên váy thi đấu. Dù cô gái đã vào Sài Gòn theo nghiệp nhẩy được một năm, lần nào gặp lại cũng như không có chút gì xa cách, có thể hàn huyên chuyện trên trời dưới biển, và hiểu nhau cả những điều chưa cần nói. Ngồi trên khán đài nhà thi đấu xem các bạn long lanh áo quần, biểu diễn ngày càng đẳng cấp, vẫn có chút luyến tiếc những cơ hội mà mình đã bỏ lỡ, càng quyết tâm khi chân khỏe trở lại sẽ chống đối tuổi tác để tập mọi thứ mình thích. Cố lên Phương!
Giầy nhẩy của Phương - ảnh chụp bởi Trang Lưu
Mình đang đi trên đường khi em Trang gửi tin nhắn hơi ngần ngại "Em muốn phỏng vấn chị cho blog của em,.... nếu chị bận rồi thì không sao đâu ạ". Dù blog của em mới tinh, lập ra để phục vụ môn học truyền thông ở trường thời trang, mình vân không thể không vui và cảm động xen lẫn hốt hoảng vì "tủ quần á chị bừa lắm". Từ ngày học đại học mình đã ôm blog cac chị em gái say sưa xem mục closet visit - thăm thú tủ quần áo. Thế là cũng có ngày một cô gái đến lục tủ đồ, hỏi mình về công việc, đam mê, quan niệm sống, chụp những bức ảnh tư liệu tự nhiên (hơi hơi có sắp đặt). Nếu có ai tò mò, blog về các "nàng thơ" truyền cảm hứng của cô Trang Lưu ở đây.
Em cứ lang thang trong nhà, chụp nhà, chụp cún; mình thì bày biện váy vóc khắp nơi như chơi đồ hàng. Mình hào hứng cho em xem váy nhẩy, giầy nhẩy, quần áo thường ngày, quần áo đi gym, khuyên tai vòng nhẫn...và kể với em về những dự định tương lai. Bày ra vô vàn vàng bạc châu báu nhưng đến khi được hỏi về 5 món đồ chị không thể sống thiếu, chợt nhận ra mình rất giản dị, và kém "bánh bèo": quần legging đen, áo tank top trắng, giầy bệt, điện thoại và vớt vát thỏi son đỏ.
Mình có bảo với em, đối với chị thời trang là phong cách sống. Ngày bé cứ nghĩ phải luôn xuất hiện hoàn hảo và mua quần áo mới suốt ngày. Chỉ cho đến khi trải nghiệm một năm học về thời trang, mới thật rằng nó vẫn thật tuyệt vời nhưng đừng bao giờ để bản thân thành nô lệ trong những điều phù hoa. Đẹp không cần khiên cưỡng, mặc những gì mình thích, hợp với công việc mình làm, để cảm thấy luôn là MÌNH chứ không phải ai khác, đó là thời trang.
Ngăn tủ để đồ work-out sặc sỡ của Phương
Các loại hoa hoét của Phương
Phương và "mèo"
Cảm ơn em về những bức ảnh rất đẹp và 45 phút nói chuyện để hai chị em hiểu nhau hơn một chút xíu. Mang tiếng thích đơn giản vậy thôi nhưng không bao giờ khuyên các cô gái ngừng mua sắm và làm đẹp. Tự yêu bản thân mình, tự nhiên mọi chuyện sẽ tươi sáng và suôn sẻ hơn.
Chiều nay sẽ dọn dẹp nhà cửa rồi đi gym, nhất định phải đi.
HHP
10/2015
Subscribe to:
Posts (Atom)